Việc bảo lãnh người thân đi Mỹ là hành trình mang nhiều hy vọng cho gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, không phải lúc nào hồ sơ cũng suôn sẻ. Nếu hồ sơ bảo lãnh bị từ chối, đừng quá lo lắng. Hiểu rõ nguyên nhân và có hướng xử lý khi hồ sơ bảo lãnh bị từ chối sẽ giúp bạn nhanh chóng khắc phục và nối lại con đường đoàn tụ. Ngoài ra bạn có thể tham khảo các diện bảo lãnh Visa định cư Mỹ
Dưới đây là những lý do phổ biến khiến hồ sơ bảo lãnh người thân đi Mỹ bị từ chối:
Việc thiếu sót các giấy tờ quan trọng hoặc khai thông tin không chính xác có thể khiến USCIS hoặc Lãnh sự quán từ chối hồ sơ.
Đối với diện bảo lãnh vợ chồng, cha mẹ, con cái hoặc anh chị em, bạn cần cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh mối quan hệ gia đình hợp pháp. Nếu thiếu bằng chứng, hồ sơ dễ bị nghi ngờ và từ chối.
Đối với hồ sơ bảo lãnh diện vợ/chồng, nếu USCIS hoặc Lãnh sự quán nhận thấy dấu hiệu không tự nhiên trong mối quan hệ như: thời gian quen biết quá ngắn, thiếu bằng chứng sống chung, không hiểu rõ về đối phương… hồ sơ dễ bị nghi ngờ là kết hôn giả và bị từ chối.
Form I-130 (Đơn xin bảo lãnh người thân) là mẫu đơn rất quan trọng. Các lỗi phổ biến như khai thiếu thông tin, điền sai ngày tháng, nhầm lẫn tên họ, hoặc cung cấp bằng chứng không phù hợp đều có thể khiến hồ sơ bị từ chối.
Người bảo lãnh phải chứng minh đủ khả năng tài chính theo chuẩn mực của chính phủ Mỹ. Nếu thu nhập không đạt mức yêu cầu hoặc không có người đồng bảo trợ hợp lệ, hồ sơ có thể bị từ chối.
Tiền án, tiền sự, vi phạm luật di trú Mỹ (ví dụ: ở lại quá hạn visa) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc xét duyệt.
Mọi sự không nhất quán hoặc gian dối khi khai báo với USCIS hoặc Lãnh sự quán đều dẫn đến việc hồ sơ bị bác.
Nếu không may hồ sơ bảo lãnh bị từ chối, bạn cần bình tĩnh thực hiện các bước sau:
USCIS hoặc Lãnh sự quán sẽ gửi thư nêu rõ lý do từ chối. Đây là cơ sở để xác định cách khắc phục phù hợp.
Nếu được yêu cầu, bạn có thể nộp thêm bằng chứng hoặc giấy tờ còn thiếu (thường gọi là RFE – Request for Evidence) để hoàn thiện hồ sơ.
Gia tăng độ tin cậy bằng việc cung cấp thêm ảnh chung, tin nhắn, thư từ, hóa đơn sinh hoạt chung, giấy khai sinh, giấy kết hôn…
Trong trường hợp tài chính không đủ, bạn có thể tìm một người đồng bảo trợ hợp pháp để hoàn thành mẫu I-864.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bạn có thể kháng cáo quyết định từ chối (nộp đơn I-290B) hoặc bắt đầu nộp lại hồ sơ mới với sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.
Tại Di Trú Consulting, chúng tôi chuyên:
Với phương châm “Đem người thương qua Mỹ”, chúng tôi cam kết đồng hành cùng bạn trên từng chặng đường đoàn tụ.
"Đem người thương qua Mỹ"
Chuyên viên của chúng tôi sẽ xem xét sơ bộ tình trạng hồ sơ của bạn để đưa ra nhận định chính xác, nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.
Chúng tôi phân tích từng trường hợp cụ thể để xác định diện bảo lãnh phù hợp nhất, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn.
Hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, đồng thời kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính chính xác và hợp lệ của hồ sơ.
Chúng tôi đại diện khách hàng nộp hồ sơ và thường xuyên theo dõi, cập nhật tình trạng hồ sơ với USCIS/NVC để kịp thời xử lý phát sinh.
Chúng tôi huấn luyện kỹ năng trả lời, cung cấp bộ câu hỏi mẫu và tổ chức phỏng vấn thử để bạn sẵn sàng tự tin bước vào buổi phỏng vấn với Lãnh sự quán.
Di Trú Consulting đồng hành cùng bạn cả sau khi định cư với các dịch vụ hỗ trợ như xin thẻ xanh, bảo hiểm, học ESL, và hòa nhập cuộc sống mới.